Tháng 7/2025, Bộ Xây dựng đã chính thức ban hành Hướng dẫn kiểm tra nghiệm thu PCCC cho công trình xây dựng theo văn bản số 6057/BXD-GĐ.
Luật PCCC 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đã quy định thẩm quyền kiểm tra nghiệm thu PCCC thuộc về cơ quan chuyên môn về xây dựng, được UBND cấp tỉnh phân cấp theo quy định số 140/2025/NĐ-CP.
Đối tượng kiểm tra nghiệm thu PCCC
Các công trình xây dựng cần kiểm tra nghiệm thu PCCC thuộc thẩm quyền của cơ quan có chuyên môn về xây dựng. Các công trình này đồng thời được quy định trong Phụ lục III, Nghị định 105/2025/NĐ-CP và thuộc đối tượng kiểm tra tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
1. Công trình nhà ở
Nhà chung cư, nhà ở tập thể cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sản từ 3.000 m² trở lên.
Tham khảo: PCCC nhà trọ.
2. Công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu
Công trình độc lập hoặc tổ hợp các công trình sử dụng cho mục đích giáo dục, đào tạo, nghiên cứu trong các cơ sở sau: nhà trẻ, trường mầm non, trường mẫu giáo có từ 150 cháu trở lên hoặc có tổng diện tích sàn từ 2.000 m² trở lên; trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ và các loại trường hoặc trung tâm đào tạo khác, cơ sở nghiên cứu vũ trụ, các trung tâm cơ sở dữ liệu chuyên ngành và các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành khác cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sàn từ 3.000 m² trở lên.
3. Công trình y tế
Công trình độc lập hoặc tổ hợp các công trình sử dụng cho mục đích khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở sau: bệnh viện; phòng khám (đa khoa hoặc chuyên khoa), trạm y tể, nhà hộ sinh, cơ sở phòng chống dịch bệnh, cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm chuyên ngành y tế, điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, dưỡng lão, các cơ sở y tế khác cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sàn từ 2.000 m² trở lên.
4. Công trình thể thao
Sân vận động có sức chứa của khán đài từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu, nhà tập luyện các môn thể thao có khán đài từ 5.000 chỗ ngồi trở lên hoặc có tổng diện tích sàn từ 5.000 m² trở lên.
5. Công trình văn hóa
Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc có từ 300 chỗ ngồi trở lên; trung tâm hội nghị, nhà văn hóa, bảo tàng, thư viện, nhà triển lãm, nhà trưng bày cao từ 05 tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sàn từ 3.000 m² trở lên; công trình vui chơi, giải trí, công trình vũ trường, karaoke, các công trình văn hóa khác cao từ 4 tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sàn từ 1.000 m² trở lên.
6. Công trình thương mại
Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, của hàng kinh doanh hàng hoá dễ cháy có tổng diện tích sàn từ 2.000 m² trở lền; nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng diện tích sản từ 3.000 m² trở lến.
7. Công trình cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sàn từ 3.000 m² trở lên
- Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ và các cơ sở dịch vụ lưu trú khác;
- Bưu điện, bưu cục, cơ sở cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông khác;
- Tòa nhà sử dụng làm trụ sở, nhà làm việc.
8. Công trình đa năng, công trình hỗn hợp (có từ 2 công năng trở lên, trừ công trình nhà ở riêng lẻ có kết hợp sản xuất, kinh doanh) trong đó có phần công trình có quy mô, công năng thuộc các mục 1 đến mục 7 Phụ lục này hoặc cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sàn từ 3.000 m² trở lên.
9. Công trình độc lập hoặc tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ sử dụng cho việc sản xuất các loại sản phẩm trong các dự án đầu tư xây dựng công trình, công trình sau đây:
- Nhà máy lọc dầu; nhà máy hóa đầu; nhà máy lọc, hóa đầu; nhà máy chế biến khí; nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học; kho chứa dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ; kho chứa khí hóa lỏng; trạm chiết khí hóa lỏng; trạm phân phối khí; cửa hàng xăng dầu, trạm cấp xăng dầu nội bộ có từ 01 cột bơm trở lên;
- Nhà máy điện; trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở lên;
- Nhà máy sản xuất vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ công nghiệp, vũ khí, công cụ hỗ trợ; kho cố định chứa vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ công nghiệp, vũ khí, công cụ hỗ trợ;
- Công trình sản xuất công nghiệp khác có nhà phục vụ sản xuất thuộc hạng nguy hiểm cháy nổ A, B có khổi tích từ 7.000 m³ trở lên hoặc tổng diện tích sàn từ 1.000 m² trở lên; công trình sản xuất công nghiệp có nhà phục vụ sản xuất thuộc hạng nguy hiểm cháy C có khối tích từ 15.000 m³ trở lên hoặc tổng diện tích sàn từ 2.000 m² trở lên; công trình sản xuất công nghiệp có nhà phục vụ sản xuất thuộc hạng nguy hiểm cháy D, E có khối tích từ 30.000 m³ trở lên hoặc tổng diện tích sàn từ 10.000 m² trở lên.
10. Nhà kho chứa hàng hóa có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ A, B, C có khối tích từ 15.000 m³ trở lên hoặc tổng diện tích sàn từ 2.000 m² trở lên.
11. Hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị, khu nhà ở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu du lịch, khu nghiên cứu, đào tạo, khu thể dục, thể thao.
12. Nhà để xe ô tô, xe máy, nhà trưng bày ô tô, xe máy dạng kín có tổng diện tích sàn từ 2.000 m² trở lên.
13. Nhà ga hành khách, nhà khách phục vụ ngoại giao, nhà ga hàng hóa thuộc cảng hàng không, nhà kỹ thuật máy bay, đài kiểm soát không lưu; cảng, bến thủy nội địa, bến cảng biển từ cấp III trở lên; bến xe khách, trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông, trạm dừng nghỉ, nhà sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, nhà sửa chữa phương tiện thủy nội địa; tàu biển có tổng diện tích sàn từ 3.000 m² trở lên; nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, đề-pô (depot) đường sắt, nhà ga cáp treo có tổng diện tích sàn từ 3.000 m² trở lên.
14. Hẩm đường ô tô, hầm đường sắt, hầm tàu điện ngầm có chiều dài từ 1.000 m trở lên.
15. Công trình thuộc cơ sở hạt nhân.
16. Phương tiện giao thông được sản xuất, lắp ráp, đóng mới, hoán cải để vận tải hành khách, xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ thuộc các trường hợp sau:
- Phương tiện đường thủy nội địa: Phương tiện có sức chở người từ 50 người trở lên; Phương tiện từ 500 GT trở lên; Phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 300 sức ngựa trở lên.
- Tàu biển Việt Nam không hoạt động tuyến quốc tế từ 500 GT trở lên./.
Nội dung kiểm tra nghiệm thu PCCC
Nội dung kiểm tra công tác nghiệm thu PCCC của cơ quan có chuyên môn về xây dựng được quy định bao gồm:
- Khoảng cách PCCC
- Khu vực đất trống, đường bộ, bãi đỗ, khoảng trống phục vụ hoạt động PCCC và CNCH
- Giải pháp thoát nạn
- Giải pháp ngăn cháy lan, bậc chịu lửa
- Giải pháp chống khói
So với quy định cũ, quy định mới đã phân định rõ trách nhiệm của cơ quan xây dựng và cơ quan PCCC. Phần lớn nội dung thẩm định được chuyển sang cơ quan có chuyên môn về quản lý xây dựng.
Đồng thời, công tác kiểm tra nghiệm thu PCCC có thể được kết hợp với công tác nghiệm thu hoà thành công trình và cần được tuân thủ theo trình tự quy định tại khoản 5, điều 6, Nghị định 105/2025/NĐ-CP và Khoản 6, điều 24, Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
Sau khi hoàn thành kiểm tra, kết quả cần được thông báo bằng văn bản chính thức với đầy đủ nội dung theo quy định về PCCC gửi đến chủ đầu tư.
Trường hợp chủ sở hữu và chủ đầu tư công trình cùng nộp hồ sơ đề nghị kiểm tra nghiệm thu công trình tới cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan công an (nghiệm thu PCCC) thì cơ quan cuyên môn về xây dựng sẽ đảm nhiệm vai trò chủ trì, phối hợp cùng cơ quan công an để tiến hành kiểm tra nghiệm thu về PCCC.
Theo thông tin từ Báo Chính phủ